Nếu bạn đang đứng trước ngưỡng cửa kết duyên trọn đời với người thương nhưng lại chưa thực sự hiểu rõ đính hôn là gì thì nhất định bài viết dưới đây của Tâm Luxury sẽ rất hữu ích với bạn. Tất tần tật mọi thông tin từ khái niệm cho đến nhiều thông tin thú vị liên quan khác sẽ được giải đáp siêu chi tiết. Đừng vội lướt qua mà hãy theo dõi ngay và luôn.
Lễ Đính Hôn Là Gì? Hiểu Thế Nào Cho Đúng?
Nhiều người vẫn thường hay gọi lễ đính hôn là lễ ăn hỏi, đây có thể được xem là một nghi thức trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt vô cùng quan trọng. Hiểu một cách đơn giản, nhà trai sẽ mang sính lễ sang nhà gái như một lời ngỏ chính thức muốn hỏi cưới cô gái ấy. Lời ngỏ này không chỉ có ý nghĩa với cặp đôi mà còn có ý nghĩa quan trọng với gia đình hai bên. Cũng trong ngày lễ quan trọng này, cô gái sẽ được chàng trai trao tặng nhẫn đính hôn trước sự chứng kiến của những người thân trong gia đình và bạn bè đôi bên.

Trình Tự Tổ Chức Lễ Đính Hôn Chuẩn Phong Tục Truyền Thống
Sau khi đã hiểu rõ lễ đính hôn là gì? Thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về trình tự lễ đính hôn như thế nào là đúng chuẩn theo phong tục truyền thống Việt Nam? Lưu ngay các bước sau đây để có sự chuẩn bị chi tiết và đầy đủ nhất nhé!
Nhà Trai Chuẩn Bị Sính Lễ
Đối với phía nhà trai, họ sẽ cần chuẩn bị đầy đủ sính lễ cần thiết để mang đến nhà cô dâu, gồm có những món vô cùng quen thuộc như: trầu cau, rượu, bánh phu thê, trà, trái cây… Thông thường thì sính lễ sẽ được trang trí đẹp mắt và chỉn chu, đó cũng thể hiện sự trân trọng đối với cô dâu. Sau đó, nhà trai sẽ đến nhà gái theo giờ lành và bắt đầu buổi lễ quan trọng.
Trao Lễ Vật
Tại nhà gái, sẽ có hai đội bưng quả của cả nhà trai lẫn nhà gái, các cô gái nhà gái sẽ nhận sính lễ từ các chàng trai và cả hai đội sẽ cùng nhau mang lễ vật vào bên trong. Đoàn nhà trai sẽ được mời vào trong khi lễ vật đã được nhà gái đặt lên bàn thờ của tổ tiên, điều này thể hiện sự gắn bó và đoàn kết giữa đôi bên gia đình.
Trò Chuyện Và Chính Thức Ra Mắt
Đại diện của mỗi gia đình sẽ thay nhau phát biểu, nhà gái sẽ chính thức nhận sính lễ của nhà trai trình. Cô dâu sẽ được ra mắt quan viên hai họ và sẽ được chú rể trao nhẫn đính hôn – một nghi thức vô cùng quan trọng và xem như thể hiện sự gắn kết trọn đời với cô dâu. Cả hai sẽ tiếp tục thắp hương cho ông bà, điểm lưu ý khi chia lễ vật, đó là kiêng kị dùng các vật sắc nhọn để giữ trọn ý nghĩa sâu sắc và bày tỏ sự kính trọng.

Bàn Bạc Về Lễ Cưới
Lễ đính hôn cũng là lúc hai bên gia đình tiến hành bàn bạc về đám cưới bao gồm các thông tin cần thiết. Không chỉ nhà trai mà cả nhà gái cũng sẽ chủ động đóng góp ý kiến để tạo nên bầu không khí náo nhiệt và tinh thần phấn chấn cho đôi trẻ. Cởi mở và tôn trọng lẫn nhau giữa hai họ là yếu tố quan trọng để thống nhất đưa ra ý kiến chung.
Nhà Gái Lại Quả
Để chính thức kết thúc buổi lễ đính hôn, nhà gái sẽ gửi một phần sính lễ cho nhà trai, điều này thể hiện lòng cảm ơn chân thành với tình cảm và sự chuẩn bị chu đáo từ phía nhà trai. Nghi thức lại quả giữ vai trò vô cùng quan trọng vì nó được xem như một cột mốc đánh dấu cả hai gia đình sẽ tiếp tục bước vào một chặng đường mới.
Nhẫn Đính Hôn Có Ý Nghĩa Gì Trong Ngày Đặc Biệt Này?
Đã từ rất lâu, nhẫn đính hôn hay trang sức cưới đã xuất hiện như một phần không thể thiếu trong ngày đặc biệt này. Nó được xem là biểu tượng cho lời ngỏ cầu hôn xuất phát từ tấm chân tình của chàng trai gửi đến cô gái mà mình yêu. Mặc dù được du nhập từ phương Tây nhưng nghi thức này ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Nói như vậy, việc cô gái chấp nhận nhẫn đính hôn từ chàng trai chính là lời đồng thuận để cả hai bước vào trang mới của cuộc đời.

Một Số Thông Tin Khác Về Lễ Đính Hôn Có Thể Bạn Chưa Biết
Sau các thông tin liên quan đến lễ đính hôn là gì thì có rất nhiều thông tin thú vị khác mà bạn nên biết, đặc biệt, những ai sắp cùng bạn đời tiến tới ngày lễ này thì càng nên tham khảo, vì có thể đơn giản nhưng bạn lại vô tình bỏ qua đấy!
Nhẫn Đính Hôn Đeo Ngón Nào?
Xin lưu ý rằng, việc đeo nhẫn đính hôn rất quan trọng và đừng để cô gái của bạn phải cười ngại ngùng nếu không may đeo lầm đấy nhé! Theo quan niệm phương Tây, chiếc nhẫn sẽ được đeo ở ngón áp út bàn tay trái. Xuất phát từ lý thuyết cho rằng, ngón áp út bàn tay trái là nơi có vena amoris, có nghĩa là mạch máu tình yêu nối liền trực tiếp với trái tim. Chính vì vậy, từ trước đến nay, nhẫn đính hôn luôn được đeo ở vị trí này.

Cô Dâu Và Chú Rể Mặc Gì Trong Lễ Đính Hôn?
Về trang phục của cô dâu và chú rể, cần lưu ý hãy chọn những trang phục lịch sự, chỉn chu để thể hiện sự tôn trọng với hai bên gia đình. Nếu bạn yêu thích phong cách truyền thống thì áo dài sẽ là lựa chọn tuyệt vời, tuy nhiên, một chiếc đầm trang nhã hoặc trang phục công sở lịch sự cũng sẽ khiến cô dâu trở nên tự tin hơn nếu là fan của phong cách hiện đại. Một bộ vest lịch lãm hoặc chỉ cần đơn giản với combo quần tây + áo sơ mi là đã đủ để chú rể toát lên vẻ thanh lịch và trang trọng.
Thời Gian Từ Lễ Đính Hôn Đến Lễ Cưới Bao Lâu Là Hợp Lý?
Chưa có một quy định nào về khoảng cách giữa hai ngày đặc biệt này, nhưng nếu muốn có một sự chuẩn bị chu đáo và đầy đủ thì nên chọn cách nhau từ 6 đến 18 tháng. Ngoài ra, hiện nay không ít gia đình lựa chọn gộp cả hai lễ thành 1 ngày để tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo tuân theo nghi thức truyền thống xưa nay.
Bài viết trên đây đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn đính hôn là gì kèm theo rất nhiều thông tin thú vị khác về tục ăn hỏi truyền thống của người Việt Nam. Để có sự chuẩn bị chu đáo nhất cho ngày quan trọng này, hãy đến ngay với Tâm Luxury bởi vì tại đây có rất nhiều thiết kế nhẫn đính hôn đặc biệt, giúp bạn ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ nhất! Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu về ý nghĩa của các ngón tay đeo nhẫn thì hãy đến trang tin tức của Tâm Luxury để tìm hiểu rõ nhé.